1. Bài tập tìm vị trí của phần tử x trong mảng một chiều số nguyên bằng ngôn ngữ lập trình C

Bài tập này chúng ta sẽ sử dụng các kiến thức từ ngôn ngữ lập trình C như: cách nhập xuất cơ bản, cách sử dụng mảng một chiều, cách sử dụng hàm và sử dụng thuật toán tìm kiếm trong ngôn ngữ lập trình C.

Yêu cầu của bài tập đưa ra cho chúng ta là tìm vị trí của x có trong mảng một chiều số nguyên bằng ngôn ngữ C.

2. Lời giải

Đầu tiên để thực hiện bài toán này chúng ta cần có kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình C, các cách nhập xuất cơ bản trong C, mảng một chiều trong C , cách sử dụng hàm trong ngôn ngữ lập trình C và các thuật toán tìm kiếm.

Chúng ta có thể tham khảo và sử thuật toán tìm kiếm thông dụng như: tìm kiếm tuyến tính, tìm kiếm nhị phân, tìm kiếm nội suy,… đối với bài tập này tôi sẽ sử dụng thuật toán tìm kiếm tuyến tính để sử lí; bạn cũng có thể tìm hiểu các thuật toán tìm kiếm khác trong các trương trình học khác của chúng tôi.

Thuật tìm kiếm tuyến tính (linear search) hay tìm kiếm tuần tự (sequential search) là thuật toán tìm kiếm bằng cách duyệt qua tất cả các phần tử của danh sách cho đến khi gặp phần tử cần tìm hoặc là đã hết danh sách.

Các bước thực hiện yêu cầu của bài tập tìm vị trí của phần tử x trong mảng một chiều số nguyên bằng ngôn ngữ lập trình C như sau:

Bước 1: Ta khai báo một mảng tĩnh số nguyên có 100 ô nhớ int a[100].

Bước 2: Ta khai báo số nguyên int n là số lượng phần tử có trong mảng với điều kiện n>1 hoặc n<100 nếu không thỏa mãn thì yêu cầu nhập lại n.

Bước 3: Ta khỏi tạo hàm void Nhap(int a[], int n) dùng để nhập dữ liệu từ bàn phím cho mảng. Trong hàm ta sử dụng vòng for bắt đầu từ int i =0 và kết thúc khi i<n và mỗi lần i tăng lên một để nhập dữ liệu cho từng phần tử từ a[0] đến a[n-1], trong vòng for thì nhập vào dữ liệu của a[i].

Bước 4: Ta khởi tạo hàm void Xuat(int a[], int n) dùng để hiển thị dữ liệu từ mảng ra màn hình. Trong hàm ta sử dụng vòng for bắt đầu từ int i =0 và kết thúc khi i<n và mỗi lần i tăng lên một để hiển thị dữ liệu của từng phần tử từ a[0] đến a[n-1] ra màn hình, trong vòng for in a[i] ra màn hình.

Bước 5: Ta khởi tạo hàm int TimKiem(int a[], int n) dùng để tìm kiếm phần tử; ta khai báo biến int x là số cần tìm và nhập vào giá trị của x; tiếp theo sử dụng vòng lặp for bắt đầu từ int i =0 và kết thúc khi i<n và mỗi lần i tăng lên một để hiển thị dữ liệu của từng phần tử có trong mảng; trong vòng lặp ta dùng if với điều kiện nếu a[i]==x thỏa mãn thì ta in i ra màn hình.

Bước 6: Trong hàm main ta gọi hàm Nhap(a,n), Xuat(a,n) để hiển thị mảng gốc ta gọi thêm hàm TimKiem(a,n) rồi chạy chương trình.

Chương trình giải bài tập tìm vị trí của phần tử x trong mảng một chiều số nguyên bằng ngôn ngữ lập trình C như sau:

#include<stdio.h>
void TimKiem(int a[], int n)
{
    int x;
    printf("\nNhap gia tri x can tim:\n");
    scanf("%d", &x);
    printf("\nVi tri cua x trong mang la:\n");
    for(int i = 0; i<n; i++)
    {
        if(a[i]==x)
        {
            printf("%d \t",i);
        }
    }
}
void Nhap(int a[], int n)//ham nhap mang
{
    for(int i=0; i<n ; i++)//vong lap for duyet phan tu trong mang tu 0 den n-1
    {
        //nhap du lieu vao mang
        printf("Nhap a[%d] = ",i);
        scanf("%d", &a[i]);
    }
}
void Xuat(int a[], int n)//ham xuat mang
{
    for(int i=0; i<n ; i++)//vong lap for duyet phan tu trong mang 0 den n-1
    {
        //hien thi cac phan tu trong mang
        printf("%d \t", a[i]);
    }
}
int main()
{
    int a[100];// khai bao mang so nguyen co 100 o nho
    int n;//khai bao so nguyen n la so phan tu cua mang
    //Nhap du lieu cua n
    do{
        printf("Nhap so phan tu cua mang:");
        scanf("%d", &n);
        if(n<1 || n>100)
        {
            printf("Nhap lai:");
        }
    }while(n<1 || n>100);//dieu kien neu n<1 hoac n>100 yeu cau nhap lai
    
    Nhap(a, n);//goi ham nhap mang
    printf("\nCac phan tu trong mang la:\n");
    Xuat(a,n);// goi ham xuat mang
    TimKiem(a,n);// goi ham tim kiem
}

Ví dụ tôi nhập mảng có 5 phần tử: 1, 2, 3, 5, 2 và x = 2.

Kết quả:

Nhap so phan tu cua mang:5
Nhap a[0] = 1
Nhap a[1] = 2
Nhap a[2] = 3
Nhap a[3] = 5
Nhap a[4] = 2Cac phan tu trong mang la:
1 2 3 5 2
Nhap gia tri x can tim:
2

Vi tri cua x trong mang la:
1 4

3. Tổng kết

Sau khi làm bài tập này các bạn cần phải hiểu và nắm được những kiến thức sau:

  • Cách nhập xuất cơ bản trong ngôn ngữ lập trình C.
  • Cách sử dụng hàm trong ngôn ngữ lập trình C.
  • Cách sử dụng mảng một chiều trong ngôn ngữ lập trình C.
  • Cách sử dụng thuật toán tìm kiếm tuyến tính trong ngôn ngữ lập trình C.
  • Cách sử dụng vòng lặp for để duyệt các phần tử trong mảng.