1. Giới thiệu về ngôn ngữ PHP

1.1. Khái niệm về ngôn ngữ PHP

PHP là viết tắt của “Hypertext Preprocessor” là một ngôn ngữ lập trình kịch bản và thường được sử dụng để lập trình Web rất phổ biến và ưa chuộng. Với mã nguồn mở, dùng cho mục đích tổng quát, tốc độ nhanh, nhỏ gọn và ta có thể dễ dàng nhúng vào trang HTML. Ngôn ngữ PHP cũng có lịch sử phát triển lâu đời: PHP/FI(1994), PHP 3 (1996),…, PHP 7 được sử dụng ngày nay.

1.2. Một số ứng dụng phổ biến của PHP

Ngôn ngữ PHP có thể tạo các chức năng hệ thống như tạo, mở, đọc, viết và đóng chúng. Ta cũng có thể thêm, sửa, xóa, các phần tử trong cơ sơ dữ liệu; truy vấn các biến cookie và đặt cookie. PHP cũng có thể xử lý biểu mẫu, lấy dữ liệu từ tệp tin, gửi dữ liệu, trả lại dữ liệu cho người dùng qua Email; mã hóa dữ liệu hay hạn chế người dùng truy cập vào trang web của bạn.

2. Hướng dẫn cài đặt phần mềm để học PHP

Để học tập được ngôn ngữ PHP ta cần cài đặt:

  • Phần mềm sử dụng để code: Visual studio code, Sublime Text,…
  • Phần mềm để chạy một server ảo để có thể chạy được code: Xampp, Wamp server, Wamp,…

2.1. Cài đặt phần mềm Visual studio code

Là một phần mềm phổ biến và rất dễ sử dụng để code. Với giao diện người dùng đẹp mắt, được tích hợp nhiều tool và luôn được cập nhật thường xuyên hộ trợ trong việc học code của ta dễ dàng hơn. Phần mềm còn rất nhỏ gọn và có thể dễ dàng cài đặt. Các bạn hãy truy cập https://code.visualstudio.com/ và tải phiên bản phù hợp với máy tính của mình.

Sau khi hoàn tất quá trình tải về, tiến hành chạy file(click đúp chuột vào file vừa tải về) và chúng ta chỉ cần Next-Next-Next là cài đặt xong phần mềm. Sau khi cài đặt xong sẽ thấy giao diện như sau và ta có thể tạo file mới để bắt đầu code.

2.2. Cài đặt server ảo Xampp

Cũng giống như Vscode, Xampp được ứng dụng rộng rãi và rất phổ biến. Xampp sẽ tạo cho ta một server ảo để chạy PHP. Được tích hợp sẵn Apache, MySQL, Filezilla, Mercury, Tomcat và công cụ quản lý Database là phpMyAdmin. Với chương trình quản lý tiện lợi của mình thì Xampp cho phép chủ động bật tắt hoặc khởi động lại các dịch vụ máy chủ bất kỳ lúc nào mà ta muốn.

Tải và cài đặt Xampp tại https://www.apachefriends.org/download.html (chọn phiên bản mới nhất để cài đặt nhé)

Sau khi tải xong, chạy file vừa tải về và cũng chỉ cần Next-Next-Next để cài đặt(trong quá trình cài đặt Windows sẽ yêu cần người dùng cho phép một số dịch vụ để thông qua tường lửa thì chỉ cần click chọn Allow access để tiếp tục). Sau khi hoàn tất mở Xampp Control Panel.

Xampp control

Một số lưu ý nhỏ khi sử dụng Xampp:

  • Chọn vào Start module apache để khởi động server PHP

start apache

  • Để có thể chạy được file PHP thì ta sẽ phải để file ở trong thư mục htdocs của xampp (c://xampp) .
  • Server sẽ chạy ở địa chỉ mặc định 127.0.0.1 (lên google gõ là ra nhé!)

3. Chạy chương trình PHP đầu tiên

3.1. Bắt đầu với file PHP đầu tiên

Vì PHP có thể dễ dàng tích hợp với cả code của HTML , CSS,… Nên ta sẽ phân biệt được code PHP trong một thẻ là <?php … ?> ( hoặc có thể viết gọn là <?= … ?> )

<?php
//code
?>

3.2. Comment trong PHP

Không chỉ ở trong PHP mà ở các ngôn ngữ khác comment sẽ giúp ta tạo chú thích để ghi nhớ hoặc chú giải nghĩa của một đoạn code hay dòng code nào đó mà sẽ không hề ảnh hưởng gì đến bài code của chúng ta.

Để comment trong PHP có 2 cách

  • Comment 1 dòng: chúng ta sử dụng cặp thẻ//noi dung comment
  • Comment nhiều dòng: chúng ta sử dụng cặp thẻ /* noi dung comment */
<?php

/*

Đây là nội dung comment

Đây vẫn là nội dung comment

Vẫn là một comment

*/

?>

3.3. Phân biệt chữ hoa chữ thường trong php

Trong PHP các hàm đều không phân biệt chữ hoa chữ thường. Nhưng tuy nhiên việc khai báo biến phân biệt chữ hoa chữ thường hay khai báo hằng thì bạn phải viết hoa. ( mình sẽ giải thích về biến hay hằng ở những bài sau)

<?php

echo "hello";

ECHO "hello";

eCho "hello";

// không phân biệt chữ hoa chữ thường

define('NAME', 'Laptrinhtudau.com');

//khai báo hằng phải viết hoa

?>
  • Lưu ý: câu lệnh PHP đều phải kết thúc bằng dấu chấm phẩy ( ; ) nếu quên chương trình sẽ bị lỗi!

3.4. Chạy chương trình PHP đầu tiên

Đầu tiên ta sẽ khởi động xampp như mình nói ở trên. Muốn chạy được file PHP thì file đó cần phải đặt trong thư mục htdocs của xampp (c://xampp/htdocs). Ta sẽ tạo một file là demo.php và sẽ có một dòng code đơn giản như sau

<?php

Echo "hello mọi người"

?>

Sau khi xong lưu file lại và chạy file với đường dẫn http://localhost/demo.php và nếu như làm đúng thì kết quả sẽ hiển thị là hello world.