1. Lập trình hướng đối tượng là gì?
Lập trình hướng đối tượng hay còn gọi là PHP OOP là viết tắt của Object – Oriented Programming, là phương pháp lập trình hỗ trợ công nghệ đối tượng giúp ta đơn giản hóa công việc và tăng năng xuất, giúp các lập trình viên làm với các đối tượng giống như trong thực tế.
Đối tượng ở đây ta sẽ hiểu một cách thực tế nhất(dựa theo cách hiểu của mình) là các sự việc mà có tính chất hành động giống nhau và ta đem nó gom lại thành một nhóm. Ví dụ: xoài, ổi, nhãn, táo sẽ là hoa quả; chó, mèo, lợn, gà là động vật; lớp, tên, mã sinh viên, điểm là đặc điểm của sinh viên,…
Ví dụ: ở đây mình sẽ đưa ra một ví dụ nhỏ về lập trình hướng đối tượng và lập trình hướng thủ tục. Các bạn chưa cần hiểu code mà chỉ cần thấy được sự khác nhau của 2 hướng lập trình này nhé!
//lập trình hướng thủ tục function getPersonnel(){ $name = 'Vu Van A'; $age = 32; return $name . '-' . $age; } <?php //lập trình hướng đối tượng class Personnel { private $name = 'Vu Van A'; private $age = 32; public function getPersonnel() { return $this->name . '-' . $this->age; } }
2. So sánh giữa lập trình truyền thống và lập trình hướng đối tượng
2.1. So sánh giữa 2 phương pháp lập trình
Việc lập trình truyền thống có vẻ như quá quen thuộc với chúng ta, việc bắt đầu học bất kỳ ngôn ngữ gì đều bắt đầu với nó. Tuy nhiên ta có thể thấy trong PHP khi ta lập trình truyền thống thì sẽ không quản lý code một cách khoa học nhất. Các biến đều là sử dụng chung nên khá là nguy hiểm khi ta chạy một chương trình lớn nào đó, cùng với đó là việc dữ liệu phải dùng chung nên không bị che dấu sẽ có tính bảo mật không cao. Ngoài ra còn không sử dụng hàm, tất cả các dòng lệnh viết từ trên xuống dưới trong cùng một file, tất cả các biến đều ở dạng toàn cục.
Còn với lập trình hướng đối tượng thì tất cả những nhược điểm trên đều biến mất hay nói cách khác lập trình hướng đối tượng chính là bản nâng cầp của lập trình truyền thống.
2.2. Ưu điểm của lập trình hướng đối tượng
Từ sự so sánh trên giữa 2 hướng lập trình mà ta có thể rút ra một số ưu điểm của lập trình hướng đối tượng như sau:
- Dễ dàng quản lý code nên việc bảo trì hay sửa đổi dễ dàng hơn, dễ mở rộng dự án.
- Có một cấu trúc rõ dàng cho chương trình.
- Tiết kiệm tài nguyên cho hệ thống.
- Có tính bảo mật, tái sử dụng cao.
Phương pháp lập trình hướng đối tượng không chỉ sử dụng các cú pháp viết code mới mà nó làm ta thay đổi cách nghĩ về một vấn đề trong bài toán đặt ra.
Lưu ý
Nguyên tắc trong lập trình hướng đối tượng là không lặp lại bản thân nghĩa là việc ta không lặp lại mã. Ta nên trích xuất các mã phổ biến cho ứng dụng và đặt nó tại một nơi duy nhất rồi đem sử dụng chứ không để lặp lại nó.