1. Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình JAVA

Java là một ngôn ngữ lập lập trình, được phát triển bởi Sun Microsystem vào năm 1995, là ngôn ngữ kế thừa trực tiếp từ C/C++ và là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng.

Java là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, dựa trên lớp và được thiết kế để có càng ít phụ thuộc thực thi càng tốt. Một ngôn ngữ lập trình có mục đích chung được tạo ra để các nhà phát triển viết khi chạy ở bất kỳ đâu . Mã Java được biên dịch có thể chạy trên tất cả các nền tảng hỗ trợ Java. Các ứng dụng Java được biên dịch thành mã byte có thể chạy trên bất kỳ máy ảo Java nào. Cú pháp của Java tương tự như C/C++. Chính vì thế nên lúc đầu Java chạy rất chậm. Nhưng đến bây giờ thì tốc độ của Java đã cải thiện rất đáng kể.

2. Ứng dụng của ngôn ngữ JAVA

Ngày nay Java được sử dụng với các mục đích như:

  • Phát triển ứng dụng cho các thiết bị điện tử thông minh, các ứng dụng cho doanh nghiệp với quy mô lớn.
  • Tạo các trang web có nội dung động (web applet), nâng cao chức năng của server.
  • Phát triển nhiều loại ứng dụng khác nhau: Cơ sở dữ liệu, mạng, Internet, viễn thông, giải trí,…

3. Đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ JAVA

Tiêu chí hàng đầu của Ngôn ngữ Lập trình Java là “Write Once, Run Anywhere” (Viết một lần, chạy mọi nơi), nghĩa là Java cho phép chúng ta viết code một lần và thực thi được trên các hệ điều hành khác nhau. Ví dụ, chúng ta viết code trên Hệ điều hành Windows và nó có thể thực thi được trên các Hệ điều hành Linux và Mac OS…

Ví dụ: demo một đoạn code nho nhỏ nhé, các bạn chưa cần hiểu vội đâu

class Main {
  public static void main(String[] args) {
    System.out.println("Hello World");
  }
}

Kết quả:

Hello World

Và Java sẽ có đặc điểm cơ bản sau:

  • Đơn giản và quen thuộc
  • Ngôn ngữ mạnh, hiệu suất cao
  • Kiến trúc trung lập, độc lập nền tảng và có tính khả chuyển
  • Hiệu suất cao.
  • Máy ảo (biên dịch và thông dịch) và phân tán
  • Tính đa nhiệm, đa luồng
  • Tính bảo mật

Đây cũng là những lý do mà ta nên sử dụng Java

4. Tiêu chuẩn hoạt động của một môi trường JAVA

Thông thường, các chương trình Java trải qua 5 giai đoạn chính:

  • Editor : Lập trình viên viết chương trình và được lưu vào máy tính với định dạng .java.
  • Compiler : Biên dịch chương trình thành bytecodes (định dạng .class) – nhờ bước trung gian này mà Java được viết 1 lần và chạy trên các hệ điều hành khác nhau.
  • Class Loader : Đọc file .class chứa mã bytecodes và lưu vào trong bộ nhớ.
  • Bytecode Verifier : Đảm bảo rằng mã bytecodes là hợp lệ và không vi phạm các vấn đề về bảo mật của Java.
  • Intepreter : Biên dịch bytecodes thành mã máy để máy tính có thể hiểu được và sau đó thực thi chương trình.