1. Chuỗi trong Java là gì?

Chuỗi – Strings trong Java được sử dụng để lưu trữ văn bản. Chuỗi trong Java là các đối tượng được hỗ trợ bên trong bởi một mảng char. Bất cứ khi nào thay đổi đối với một Chuỗi được thực hiện, một Chuỗi hoàn toàn mới sẽ được tạo.

Ta cần lưu ý rằng một chuỗi đều được coi là một đối tượng mà vì vậy nó có thể có quyền truy cập và sử dụng tất cả hàm được xây dựng sẵn trong lớp chuỗi. Do đó nếu một hàm nào đó trả về một chuỗi thì ta có quyền sử dụng trực tiếp một hàm nữa ngay sau hàm đó vì chuỗi sẽ trả về một đối tượng mới.

2. Khai báo một chuỗi trong Java

Trong Java, để khai báo 1 chuỗi ký tự thì chúng ta có 2 cách như sau:

2.1. Cách 1

Tạo một biến kiểu String và gán cho nó một giá trị theo cú pháp

String tenChuoi = "giá_trị_khởi_tạo";

Trong đó : giá_trị_khởi_tạo của chuỗi có thể có hoặc không và phải được đặt trong dấu ngoặc kép “” . Nếu một chuỗi có giá_trị_khởi_tạo = ” “  thì chuỗi đó được gọi là chuỗi rỗng.

Ví dụ:

class Main {
    public static void main(String[] args) {
    // khai báo chuỗi rỗng
    String chuoi1 = "";
         
    // khai báo chuỗi có nội dung là "Welcome"
    String chuoi2 = "Welcome";
         
    // hiển thị giá trị của 2 chuỗi trên ra màn hình
    System.out.println("Chuỗi rỗng có giá trị = " + chuoi1);
    System.out.println("Chuỗi 2 có giá trị = " + chuoi2);
  }
}

Kết quả

Chuỗi rỗng có giá trị = 
Chuỗi 2 có giá trị = Welcome

2.2. Cách 2

Sử dụng từ khóa new theo cú pháp sau:

String tenChuoi = new String("giá_trị");

Trong đó giá_trị cũng là một chuỗi bất kỳ và phải đặt trong cặp dấu ” “ .

Ví dụ:

class Main {
   public static void main(String[] args) {
    // khai báo một chuỗi có nội dung là "Welcome to Java!"
    String chuoi = new String("Lập trình từ đầu!");
    System.out.println(chuoi);
   }
}

Kết quả

Lập trình từ đầu!

Ta sẽ học kỹ hơn về cách này và new trong những bài sau!

3. Phương thức thao tác với chuỗi trong Java

Một trong những chức năng chính của khoa học máy tính hiện đại là xử lý được ngôn ngữ của con người. Cũng như rất nhiều thứ tồn tại song song như toán phải đi kèm với số và tính, văn thì phải đi kèm với biểu cảm, cảm xúc ; … Thì ở đây chuỗi cũng tương tự. Cần một cái gì đó để máy tính và con người có thể hiểu nhau và đưa ra quyết định. Từ đó đã sinh ra một kỹ năng chính cơ bản mà quan trọng với mỗi lập trình viên là thao tác với chuỗi.

Đối tượng chuỗi thực chất là bản hiện của lớp String của thư viện Java. Có nhiều phương thức trên chuỗi, danh sách đầy đủ các phương thức tại String Class – Methods

Ví dụ như việc nối chuỗi, so sánh chuỗi, thoát chuỗi hay lấy độ dài chuỗi, ….

Ví dụ: lấy độ dài chuỗi

class Main {
  public static void main(String[] args) {
    String txt = "ABCDEFGHIJKLMNOPQRSTUVWXYZ";
    System.out.println("Độ dài của chuỗi txt là: " + txt.length());
  }
}

Kết quả

Độ dài của chuỗi txt là: 26

Hay ví dụ về nối chuỗi

class Main {
  public static void main(String args[]) {
    String firstName = "Thành";
    String lastName = "Nguyễn";
    System.out.println(firstName + " " + lastName);
  }
}

Kết quả

Thành Nguyễn

Còn rất nhiều phương thức khác nữa ta sẽ tìm hiểu trong bài sau.

4. Ký tự đặc biệt trong chuỗi

Bởi vì chuỗi phải được viết trong dấu ngoặc kép, Java sẽ hiểu sai chuỗi này và tạo ra lỗi:

String txt = "Chúng tôi đến từ "Ba vì" thuộc thành phố hà nội.";

Vậy làm cách nào để giải quyết bài toán trên. Đơn giản là ta sẽ dùng dấu gạch chéo ngược \

Ví dụ:

public class Main {
  public static void main(String[] args) {
    String txt = "Chúng tôi đến từ \"Ba vì\" thuộc thành phố hà nội.";
    System.out.println(txt);
  }
}

Kết quả

Chúng tôi đến từ "Ba vì" thuộc thành phố hà nội.

Còn rất nhiều cách khác như: \r , \n , \t , \b , \f , …