1. Tạo mảng một chiều trong Java
Mảng là một tập hợp các phần tử có kiểu tương tự nhau mà có vị trí ô nhớ liền kề. Mảng một chiều là một tập hợp của nhiều phần tử có kiểu dữ liệu giống nhau. Thực ra nó cũng gần tương tự nhau nên mình sẽ không giải thích gì nhiều nữa. Sự khác biệt là ở mảng đa chiều ta sẽ học trong bài sau.
Để khai báo mảng, chúng ta cần phải xác định trước 3 thông tin cần thiết sau:
- Kiểu dữ liệu của mảng.
- Tên của mảng.
- Số lượng các phần tử (hay kích thước) của mảng.
Ta có 2 cách để khai báo một biến mảng
C1 : <kiểu dữ liệu> <tên mảng>[];
C2 : <kiểu dữ liệu>[] <tên mảng>;
Trong đó
- kiểu_dữ_liệu mô tả kiểu của mỗi phần tử thuộc mảng (như int, char, double, String,…)
- tên_mảng là tên của mảng và quy tắc đặt tên phải tuân theo quy tắc đặt tên biến trong Java.
Ngoài ra ta còn có thể sử dụng từ khóa new . Cú pháp với từ khóa new giúp bạn ta vừa khai báo mảng vừa khởi tạo mảng. Tại sao lại như vậy? Vì tương tự như chuỗi, bản chất của mảng là 1 đối tượng. Vì vậy mà mảng cũng cần cấp phát bộ nhớ trước khi sử dụng. Chính vì thế mà khi sử dụng new ta đã vừa khai báo mà vừa khởi tạo mảng.
Cú pháp : [kiểu_dữ_liệu] [] [tên_mảng] = new [kiểu_dữ_liệu] [kích_thước_mảng] ;
Nếu ta khai báo mảng rồi thì có thể khởi tạo mảng bằng cú pháp sau
[tên_mảng] = new [kiểu_dữ_liệu] [kích_thước_mảng];
Trong đó kích_thước_mảng chỉ ra số phần tử tối đa mà mảng có thể lưu trữ. Giá trị này luôn phải là một số nguyên dương
Ví dụ:
class Main{ public static void main(String[] args){ int []a;//khai báo mảng a = new int [5];//khởi tạo mảng } }
Hoặc ta có thể vừa khai báo vừa khởi tạo giá trị cho mảng
int[] a = new int[]{1,3,5,7,9};
Mảng này tên là a có kiểu dữ liệu int và chứa 5 phần tử có giá trị là 1, 3, 5, 7, 9
2. Truy xuất phần tử mảng một chiều trong Java
Đối với mảng một chiều thì chúng ta có thể truy xuất các phần tử của mảng thông qua các chỉ số của phần tử đó.
Cú pháp : Tên_mảng[Chỉ_số_phần_tử];
Trong đó [Chỉ_số_phần_tử] là số thứ tự của các phần tử trong mảng. Và như mình đã lưu ý nhiều lần thì chỉ số trong mảng bắt đầu từ 0. Ví dụ mảng có n phần tử thì các phần tử của nó có chỉ số lần lượt là 0, 1, 2,…, n – 1
Ví dụ:
class Main{ public static void main(String[] args) { // Khai báo và khởi tạo giá trị ban đầu cho mảng char[] kyTu = new char[] {'l', 't', 't', 'd', 'j'}; // hiển thị ký tự tại vị trí thứ 2 trong mảng System.out.println("Ký tự tại vị trí thứ 2 trong mảng: " + kyTu[2]); } }
Kết quả
Ký tự tại vị trí thứ 2 trong mảng: t
3. Gán giá trị cho phần tử trong mảng một chiều
Ta có 2 mảng array1 và array2 là các mảng có cùng kiểu dữ liệu. Giả sử các phần tử trong mảng array1 đã có giá trị, khi đó chúng ta có thể gán giá trị của một phần tử trong array1 cho một phần tử trong mảng array2
Ta sẽ làm như sau:
class Main{ public static void main(String[] args) { // khai báo mảng array1 và array2 int[] array1 = {2, 10, 3, 9, 8}; int array2[] = new int[5]; // gán giá trị của phần tử thứ 2 trong mảng array1 // cho phần tử thứ 3 trong mảng array2 array2[3] = array1[2]; System.out.println("Giá trị của phần tử thứ 3 trong mảng array2 = " + array2[3]); } }
Kết quả
Giá trị của phần tử thứ 3 trong mảng array2 = 3