1. Kiểu Boolean trong Java

Đây là kiểu dữ liệu có bộ nhớ lưu trữ nhỏ nhất, chỉ có 1 bit. Kiểu dữ liệu boolean có hai giá trị có thể có, bao gồm true hoặc false. Giá trị mặc định sẽ là false. Chúng thường được sử dụng cho các điều kiện kiểm tra đúng hoặc sai.

Ví dụ:

class Main {
  public static void main(String[] args) {
    boolean isJavaFun = true;
    boolean isFishTasty = false;    
    System.out.println(isJavaFun);
    System.out.println(isFishTasty);
  }
}

Kết quả

true

false

2. Kiểu Char trong Java

Kiểu dữ liệu Char là một ký tự Unicode 16 bit. Kiểu dữ liệu này có thể dùng để lưu kí tự hoặc số nguyên không âm, có kích thước 2 byte. Giá trị nhỏ nhất là ‘\u0000’ (hoặc 0) và giá trị lớn nhất là ‘\uffff’ (hoặc 65,535).

Ví dụ: char name =’A’ . Vậy câu hỏi đặt ra là vì sao kiểu dữ liệu char có giá trị mặc định là ‘\u0000’ và bộ nhớ là 2 byte? Lý do là vì Java sử dụng bảng mã Unicode. Trong Unicode mỗi ký tự giữ 2 byte, do đó Java cũng cấp cho kiểu dữ liệu char bộ nhớ 2 byte.

Ví dụ:

class Main {
  public static void main(String[] args) {
    char myGrade = 'B';
    System.out.println(myGrade);
  }
}

Kết quả

B

Ngoài ra, nếu đã quen với các giá trị ASCII, ta có thể sử dụng các giá trị đó để hiển thị các ký tự nhất định

class Main {
  public static void main(String[] args) {
    char myVar1 = 65, myVar2 = 66, myVar3 = 67;
    System.out.println(myVar1);
    System.out.println(myVar2);
    System.out.println(myVar3);
  }
}

Kết quả

A
B
C

3. Kiểu Strings trong Java

Kiểu dữ liệu Strings trong Java dùng để lưu trữ một chuỗi ký tự hay văn bản. Giá trị của chuỗi phải được bao quanh bởi dấu ngoặc kép. Kiểu chuỗi này được sử dụng và tích hợp rất nhiều trong Java và nó còn được gọi là kiểu dữ liệu thứ 9 đặc biệt trong Java. Nhưng nó thật sự không là một kiểu dữ liệu nguyên thủy vì nó tham chiếu đến một đối tượng.

Ví dụ:

class Main {
  public static void main(String[] args) {
    String greeting = "Lập trình từ đầu";
    System.out.println(greeting);
  }
}

Kết quả

Lập trình từ đầu

4. Kiểu Byte trong Java

Kiểu dữ liệu byte có thể lưu trữ các số nguyên từ -128 đến 127. Kiểu này có thể được sử dụng thay vì int hoặc các kiểu số nguyên khác để tiết kiệm bộ nhớ khi bạn chắc chắn rằng giá trị sẽ nằm trong -128 và 127

Ví dụ:

class Main {
  public static void main(String[] args) {
    byte myNum = 100;
    System.out.println(myNum);  
  }
}

Kết quả

100

1 byte là 8 bit nằm kề nhau trên vùng bộ nhớ của máy tính. Mỗi bit là một số nhị phân 0 hoặc 1. Java lấy tên byte để đặt cho một kiểu số nguyên (integer) có phạm vi nhỏ (Kích thước 1 byte).

5. Kiểu Short trong Java

Kiểu dữ liệu short có thể lưu trữ các số nguyên từ -32768 đến 32767 . Và kiểu dữ liệu byte và kiểu dữ liệu short trong Java do có kích thước quá nhỏ, và tốc độ xử lý của số thuộc kiểu int được cho là lớn hơn. Nên về cơ bản, chúng ta sử dụng kiểu int để biểu diễn số trong Java.

Ví dụ:

class Main {
  public static void main(String[] args) {
    short myNum = 5000;
    System.out.println(myNum);  
  }
}

Kết quả

5000

6. Kiểu Int trong Java

Kiểu dữ liệu int được sử dụng để biểu diễn một số nguyên có kích thước 4 byte (32 bit). Với

  • Giá trị nhỏ nhất: -2,147,483,648 (-2^31)
  • Giá trị lớn nhất: 2,147,483,647 (2^31 -1)
  • Giá trị mặc định 0

Trong Java, kiểu dữ liệu int được coi là kiểu dữ liệu mặc định cho các số nguyên. Như vậy nếu bạn viết số 100, Java sẽ tạo ra một vùng bộ nhớ 4 byte để lưu trữ. Còn nếu bạn muốn Java tạo ra một vùng bộ nhớ 8 byte để lưu trữ số 100 bạn phải ghi là 100L. (long là kiểu số nguyên 8 byte, được giới thiệu ở mục bên dưới).

Ví dụ:

class Main {
  public static void main(String[] args) {
    int myNum = 100000;
    System.out.println(myNum);  
  }
}

Kết quả

10000

7. Kiểu Long trong Java

Kiểu dữ liệu long có thể lưu trữ các số nguyên từ -9223372036854775808 đến 9223372036854775807 . Kiểu dữ liệu long sử dụng để biểu diễn các số nguyên có kích thước lên đến 8 byte (64 bit).Kiểu này được sử dụng khi cần một dải giá trị rộng hơn int . Giá trị mặc định là 0L .

Ví dụ:

class Main {
  public static void main(String[] args) {
    long myNum = 15000000000L;
    System.out.println(myNum);  
  }
}

Kết quả

15000000000

8. Kiểu Float trong Java

Kiểu dữ liệu float có thể lưu trữ các số phân số từ 3,4e-038 đến 3,4e + 038. Lưu ý rằng bạn nên kết thúc giá trị bằng f . Kiểu dữ liệu float cũng được sử dụng để biểu diễn một số thực (real number) có kích thước 4 byte (32 bit). Giá trị mặc định của nó là 0.0f

Ví dụ:

class Main {
  public static void main(String[] args) {
    float myNum = 5.75f;
    System.out.println(myNum);  
  }
}

Kết quả

5.75

9. Kiểu Double trong Java

Kiểu dữ liệu double được sử dụng để biểu diễn một số thực (real number) có kích thước 8 byte (64 bit). Nó là kiểu mặc định cho các kiểu số thực. Kiểu dữ liệu double có thể lưu trữ các số phân số từ 1,7e-308 đến 1,7e + 308. Lưu ý rằng ta nên kết thúc giá trị bằng d . Giá trị mặc định của nó là 0.0d

Ví dụ:

class Main {
  public static void main(String[] args) {
    double myNum = 19.99d;
    System.out.println(myNum);  
  }
}

Kết quả

19.99

Sẽ an toàn hơn khi sử dụng double với hầu hết các phép tính.