1. Kiểu dữ liệu Boolean trong Java là gì?

Boolean là một trong những kiểu dữ liệu nguyên thủy trong Java, nó chỉ cho phép biến mang 2 giá trị true (ĐÚNG) hoặc false (SAI). Cùng với kiểu dữ liệu nguyên thủy thì Java cũng đã được phát triển 1 lớp Boolean , nhằm hỗ trợ lập trình viên nhiều hơn. Boolean khác biệt với hầu hết các kiểu dữ liệu khác vì nó chỉ cho phép 2 giá trị. Trong những bài toán khác nhau ta có thể hiểu kiểu Boolean với nghĩa như

  • Yes/No : có hoặc không
  • On/OFF : bật hoặc tắt
  • True/False : đúng hoặc sai

Vậy nên nó thường được sử dụng trong những trường hợp chỉ có 2 kết quả ĐÚNG hoặc SAI và đặc biệt thường sẽ được sử dụng làm điều kiện rẽ nhánh.

2. Khai báo một giá trị Boolean

Một kiểu boolean được khai báo với từ khóa boolean và chỉ có thể nhận các giá trị true hoặc false . Tuy nhiên, việc trả về giá trị boolean từ các biểu thức boolean phổ biến hơn đối với thử nghiệm có điều kiện

Ví dụ:

class Main {
  public static void main(String[] args) {
    boolean isJavaFun = true;
    boolean isFishTasty = false;    
    System.out.println(isJavaFun);
    System.out.println(isFishTasty);
  }
}

Kết quả:

true
false

3. Biểu thức Boolean

Biểu thức Boolean là một biểu thức Java trả về giá trị Boolean : true hoặc false . Ta có thể sử dụng toán tử so sánh, chẳng hạn như toán tử lớn hơn ( >) để tìm hiểu xem một biểu thức (hoặc một biến) có đúng hay không

Ví dụ:

class Main {
  public static void main(String[] args) {
    int x = 10;
    int y = 9;
    System.out.println(x > y); // trả về true, vì 10 lớn hơn 9
  }
}

Kết quả

True

Hoặc thậm chí với cách dễ dàng hơn:

class Main {
  public static void main(String[] args) {
    System.out.println(10 > 9); 
  }
}

Trong các ví dụ dưới đây, ta sử dụng toán tử bằng ( ==) để đánh giá một biểu thức:

class Main {
  public static void main(String[] args) {
    int x = 10;
    System.out.println(x == 10); 
}

Kết quả

True
class Main {
  public static void main(String[] args) {
    System.out.println(15 == 10); 
  }
}

Kết quả

False

Từ đây ta có thể thấy giá trị Boolean của một biểu thức là cơ sở cho tất cả các so sánh và điều kiện của Java.

4. Giới thiệu class Boolean trong Java

Về tác dụng và mục đích sử dụng thì lớp Boolean tương tự như kiểu boolean , tuy nhiên thứ được tạo ra từ lớp Boolean là một đối tượng và như vậy thì chúng ta sẽ có những phương thức đi kèm. Những phương thức này hỗ trợ rất nhiều cho ta khi cần sử dụng.

Tuy nhiên phải nói luôn đó là nếu các bạn không có nhu cầu sử dụng các phương thức nhiều thì vẫn nên sử dụng kiểu dữ liệu boolean vì tốc độ truy xuất nhanh hơn cũng như tài nguyên sử dụng thấp hơn.

Một số phương thức trong lớp Boolean như:

  • parseBoolean(String s) : Phương thức này phân tích chuỗi dưới dạng boolean . Boolean được trả về đại diện cho giá trị true nếu chuỗi truyền vào không phải là null , nếu chuỗi truyền vào ứng với true thì trả về true , nếu không thì trả về false
  • booleanValue() : Phương thức này sẽ trả về giá trị của đối tượng Boolean dưới dạng kiểu boolean
  • valueOf(boolean b) : Phương thức này sẽ trả về giá trị của biến boolean được truyền vào (thực sự thì mình thấy cái này khá vô dụng, thay vì dùng hàm thì chỉ cần gọi thẳng biến đó là xong, tuy nhiên chắc chắn sẽ có trường hợp cần sử dụng, chỉ là mình chưa biết thôi).
  • valueOf(String s) : Phương thức này có tác dụng khá giống hàm parseBoolean(String s) , tuy nhiên với trường hợp chuỗi truyền vào là null thì nó sẽ trả về false luôn.