1. Comment trong Java

Conment có thể được sử dụng để giải thích mã Java và làm cho nó dễ đọc hơn. Nó cũng có thể được sử dụng để ngăn chặn việc thực thi khi kiểm tra mã thay thế. Vì comment là những đoạn code mà sẽ không được thực hiện lúc biên dịch. Ta có thể hiểu rõ hơn công dụng của các biến, phương thức, các Class hoặc bất kỳ khi ta commnent. Những dòng lệnh khác để cho chương trình của chúng ta cũng dễ hiểu và dễ bảo trì hơn. Ngoài ra, nó cũng dùng để bỏ qua biên dịch một đoạn code nào đó trong quá trình viết code của chúng ta khi mà ta không muốn xóa vì lý do gì đó chẳng hạn.

Trong Java, chúng ta có 3 cách comment code như sau:

  • Comment nhiều dòng
  • Comment một dòng
  • Comment đặc biệt dùng để tạo Java code documentation ở định dạng HTML (Java Document)

1.1. Comment một dòng

Comment một dòng bắt đầu bằng hai dấu gạch chéo về phía trước // . Bất kỳ văn bản nào ở giữa // và cuối dòng đều bị Java bỏ qua (sẽ không được thực thi).

Ví dụ:

class Main {
  public static void main(String[] args) {
    // đây là comment một dòng
    System.out.println("Hello World");
  }
}

Hay

class Main {
  public static void main(String[] args) {
    System.out.println("Hello World"); // Đây là comment một dòng
  }
}

Kết quả hiển thị đều là

Hello World

1.2 Comment nhiều dòng

Comment nhiều dòng bắt đầu bằng /* và kết thúc bằng */ . Bất kỳ văn bản nào giữa /**/ sẽ bị Java bỏ qua.

Ví dụ:

class Main {
  public static void main(String[] args) {
    /* Đây là một comment
    Đây vẫn là một comment */
    System.out.println("Lập Trình Từ Đầu");
  }
}

Kết quả hiển thị là

Lập Trình Từ Đầu

1.3. Comment tạo Java Document

Comment dùng để tạo Java document ở định dạng HTML từ source code Java. Nó sẽ bắt đầu bằng /** và kết thúc bằng */ . Đoạn code ở giữa /***/ sẽ được trình biên dịch bỏ qua khi thực thi.

Ví dụ:

    /* @author keeps 
     * Đây là comment
     * Đây là comment
     * Đây vẫn là comment
     */
class Main {
  public static void main(String[] args) {
    System.out.println("Lập Trình Từ Đầu");
  }
}

Kết quả

Lập Trình Từ Đầu

Việc sử dụng comment nào sẽ tùy thuộc vào bản thân bạn. Thông thường, chúng ta sử dụng // cho các comment ngắn và /* */ cho comment dài hơn.

2. Cú pháp trong Java

Trong những ví dụ đã qua mình đã tạo một tệp Java có tên Main.java và sử dụng để in câu lệnh ra màn hình. Có thể các bạn chưa hiểu code nhưng không sao ta sẽ được tìm hiểu dần dần nhé.

Ví dụ:

class Main {
  public static void main(String[] args) {
    System.out.println("Hello World");
  }
}

Mọi dòng mã chạy trong Java phải nằm trong một class . Trong ví dụ của mình, tên của lớp là Main . Một lớp phải luôn bắt đầu bằng một chữ cái đầu tiên viết hoa. Tên của tệp Java phải khớp với tên lớp. Khi lưu tệp, hãy lưu bằng tên lớp và thêm .java vào cuối tên tệp. Để chạy ví dụ trên trên máy tính của bạn, hãy đảm bảo rằng Java được cài đặt đúng cách.

Lưu ý

Java phân biệt chữ hoa chữ thường: MyClassmyclass có ý nghĩa khác nhau.

2.1. Phương thức main

Phương thức main() này là bắt buộc và ta sẽ thấy nó trong mọi chương trình Java. Bất kỳ mã nào bên trong phương thức main() sẽ được thực thi. Bạn chưa cần phải hiểu các từ khóa trước và sau main vội chỉ cần biết là có phải có main trước đã. Bây giờ, bạn chỉ cần nhớ rằng mọi chương trình Java đều có tên class phải khớp với tên tệp và mọi chương trình phải chứa phương thức main() là được rồi nhé.

Ví dụ: public static void main(String[] args)

2.2. Nhập và xuất ký tự từ bàn phím

Bên trong phương thức main() , chúng ta có thể sử dụng phương thức println() để in một dòng văn bản ra màn hình.

  • System.out là chuẩn đầu ra trong Java
  • System.in là chuẩn đầu vào trong Java
  • System.err dùng để hiển thị thông báo lỗi trong Java.

Ví dụ:

import java.util.Scanner;
 
class Main{
 
    public static void main(String[] args) {
        String ten;
        Scanner scanner = new Scanner(System.in);
        System.out.println("Mời bạn nhập vào chuỗi: "); // hiển thị dòng thông báo và xuống dòng
        ten = scanner.nextLine();
        // hiển thị chuỗi
        System.out.println("Chào mừng bạn " + ten + " đến với Laptrinhtudau.com!");
    }
 
}

Kết quả

Mời bạn nhập vào chuỗi:

Thành

Chào mừng bạn Thành đến với laptrinhtudau.com

Trong ví dụ trên mình có sử dụng Scanner . Mình sẽ nói qua một chút về nó nhé:

  • Scanner là 1 lớp trong gói java.util. Nó được dùng để nhập và xuất dữ liệu trong Java (dữ liệu này có thể là số, ký tự hoặc chuỗi,…).
  • Để sử dụng lớp Scanner này, chúng ta cần phải import nó vào trong Project như sau: import java.util.Scanner;
  • Để sử dụng các phương thức của lớp Scanner thì các bạn cần có đối tượng (chi tiết về phương thức và đối tượng sẽ giới thiệu vào các bài sau), vậy cách tạo đối tượng Scanner trong Java như sau: Scanner scanner = new Scanner(System.in);

Dòng lệnh scanner.nextLine(); sẽ trả về kết quả nội dung của chuỗi mà chúng ta nhập vào và sau đó sẽ gán kết quả đó vào biến ten và xuất giá trị của biến này ra cửa sổ bằng câu lệnh: System.out.println(“Chào mừng bạn ” + ten + ” đến với laptrinhtudau.com!”);

Lưu ý

Dấu ngoặc nhọn {} đánh dấu phần đầu và phần cuối của một khối mã.

Mỗi câu lệnh mã phải kết thúc bằng dấu chấm phẩy

3. Một số quy tắc đặt tên trong Java

Ta nên khai báo tên có ý nghĩa và thể hiện được mục đích của file/ biến/ phương thức/… đó. Đồng thời tên khai báo không nên dài quá 20 ký tự hoặc có thể ít hơn nhưng phải đảm bảo đầy đủ về mặt ý nghĩa của nó, và tên cũng không được đặt quá ngắn, trừ khi đó là tên tạm (ví dụ như: a, i, j,…).

Tránh đặt những tên tương tự nhau hay đặt tên gây khó hiểu, dễ nhầm lẫn về mặt ý nghĩa. Nếu đặt tên viết tắt cũng được nhưng nên hạn chế. Tên viết tắt đó nên phổ biến và được nhiều người biết đến. Ví dụ như có thể đặt tên là fileHTML thay vì fileHypertextMarkupLanguage

Không nên đặt bắt đầu bằng số hay từ khóa trong Java. Tên phải được bắt đầu bằng một chữ cái, hoặc các ký tự như $, _, … Không được chứa khoảng trắng, các ký tự toán học. Nếu tên bao gồm nhiều từ thì phân cách nhau bằng dấu _.

Khi Đặt tên hằng số, phương thức, Class , Package , Project ,… đều phải tuân thủ theo quy tắc chung này

  • Tên Class nên có thêm những từ có hậu tố phía sau để thể hiện rõ hơn mục đích của Class đó, chẳng hạn như DivZeroException (chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về Exception ở những bài sau).
  • Tên Package phải tuân theo quy tắc chung ở trên và phải viết thường
  • Tên Project phải tuân theo quy tắc chung ở trên và chữ cái đầu tiên của mỗi từ phải viết hoa.