6. Kiểm tra tồn tại của file

Trong PHP có cung cấp cho chúng ta hàm file_exists() để kiểm tra sự tồn tại của file, hàm sẽ trả về true nếu file tồn tại và ngược lại false nếu không.

Ví dụ:

if (file_exists('read.txt'))
{
    echo 'File tồn tại';
}else{
   echo 'File không tồn tại';
}

7. Kiểm tra quyền ghi của file

Ta sẽ dùng hàm is_writable ($path) trong đó $path là đường dẫn đến file cần kiểm tra. Hàm này sẽ trả về true nếu được quyền ghi và ngược lại false nếu không được quyền ghi.

Ví dụ:

if(is_writable('demo.txt'))
    echo 'Được phép ghi';
else
    echo 'không được phép ghi';

8. Lấy nội dung của file

8.1. Hàm File_get_contents

Cách sử dụng: file_get_contents( $filename, $use_include_path , $context , $offset , $maxlen);

Trong đó:

  • $filename là đường dẫn tới file cần đọc.
  • $use_include_path là tham số, quy định có sử dụng hằng số FILE_USE_INCLUDE_PATH làm môi trường tìm kiếm file hay không.
  • Từ PHP 5.0.0 đến nay, $use_include_path sẽ mang hai giá trị FILE_USE_INCLUDE_PATH hoặc NULL.
  • $context là kết quả trả về của hàm stream_context_create(), nếu bạn không cần sử dụng ngữ cảnh tùy chỉnh có thể bỏ qua tham số này.
  • $offset là vị trí bắt đầu đọc, nếu mang giá trị âm, việc đọc sẽ bắt đầu từ cuối file. nếu không được truyền vào, việc đọc sẽ bắt đầu từ đầu file.
  • $maxlen là chiều dài tối đa mà hàm sẽ đọc. Nếu không truyền hàm sẽ đọc đến cuối file.

Hàm file_get_contents dùng để đọc nhanh dữ liệu trong file thay vì phải open, read, close.

Ví dụ:

$content = file_get_contents('read.txt');
echo $content;

8.2. Hàm File_put_contents

Cú pháp: file_put_contents( $filename, $data, $flag);

Trong đó:

  • $filename là đường dẫn tới file.
  • $data là nội dung của file.

$flag là tham số, mang một trong các giá trị sau:

  • FILE_USE_INCLUDE_PATH : hàm sẽ tìm kiếm $filename trong include directory.
  • FILE_APPEND : nếu file đã tồn tại, hám sẽ không ghi đè $data vào nội dung sẵn có mà sẽ nối $data vào cuối file.

9. Ghi nội dung file mà không cần fwrite

Trước khi dùng hàm này bạn nên dùng hàm is_writable để kiểm tra file có được phép ghi không.

Ta dùng hàm file_put_contents($path, $noidung) để ghi nội dung cho một file, trong đó $path là đường dẫn đến file cần ghi, $noidung là nội dung bạn muốn ghi vào file.

Ví dụ:

file_put_contents('demo.txt', 'noi dung');

10. Đổi tên file

Để đổi tên file ta dùng hàm rename($oldname, $newname).

Trong đó:

  • $oldname là đường dẫn đến file cần đổi tên.
  • $newname là đường dẫn mới có kèm tên file cần đổi . Nếu bạn chỉ muốn đổi tên thôi thì đường dẫn của cả 2 biến giống nhau, chỉ khác nhau ở cái tên file. Nếu tên file mới bị trùng thì file đó sẽ bị ghi đè.

Ví dụ:

rename('read.txt', 'demo.txt');

11. Xóa file và copy file

Ta dùng hàm unlink($path) để xóa file, trong đó $path là đường dẫn đến file cần xóa.

Ví dụ:

if(unlink('demo2.txt'))
    echo 'Thành công';
else
    echo 'Không thành công';

Để copy sang file mới ta dùng hàm copy($source, $dest).

Trong đó:

  • $source là path file cần copy
  • $dest là path file cần di chuyển tới. Nếu bạn muốn đổi luôn tên thì đường dẫn $dest bạn khai báo một cái tên khác.

Ví dụ:

copy('text.txt', 'read.txt');

12. Tạo thư mục(folder)

Ta dùng hàm mkdir($path) để tạo folder mới.

Trong đó: $path là đường dẫn đến folder cần tạo. Bạn lưu ý folder cuối cùng chính là tên folder bạn cần tạo và tất cả các folder trước nó bạn chắc chắn là phải có, nếu không sẽ bị lỗi.

Ví dụ:

mkdir('data.txt');

13. Kiểm tra thư mục

Để kiểm tra xem thư mục có tồn tại hay không thì các bạn có thể dùng hàm is_dir(path)

Ví dụ:

if(is_dir('public'))
    echo 'Tồn tại';
else
    echo 'Không tồn tại';