1. Các phương thức xử lý ngày tháng trong JavaScript
Như ta đã biết thì khi làm việc với thời gian ta cũng sẽ chỉ làm một số công việc sau:
- Lấy những thông tin về thời gian
- Sửa lại thông tin về thời gian
Chính vì vậy mà các hàm date trong Js được chia làm hai nhóm hàm chính, đó là nhóm Date Get và nhóm Date Set.
Ta có nhóm hàm Date Get là danh sách hàm lấy thông tin về thời gian của đối tượng
Hàm | Công dụng |
getDay() | Trả về ngày trong tuần (Thứ) của đối tượng ngày tháng (có giá trị từ 0 – 6) |
getDate() | Trả về ngày trong tháng của đối tượng ngày tháng (có giá trị từ 1 – 31) |
getMonth() | Trả về tháng của đối tượng ngày tháng (có giá trị từ 0 – 11) |
getFullYear() | Trả về năm của đối tượng ngày tháng (có giá trị từ 1000 – 9999) |
getHours() | Trả về giờ của đối tượng ngày tháng (có giá trị từ 0 – 23) |
getMinutes() | Trả về phút của đối tượng ngày tháng (có giá trị từ 0 – 59) |
getSeconds() | Trả về giây của đối tượng ngày tháng (có giá trị từ 0 – 59) |
getMilliseconds() | Trả về mili giây của đối tượng ngày tháng (có giá trị từ 0 – 999) |
getTime() | Trả về tổng số mili giây từ thời điểm 01/01/1970 00:00:00 đến thời điểm của đối tượng ngày tháng (tính theo giờ tiêu chuẩn UTC) |
Nhóm hàm Date Set dùng để thiết lập lại thông tin về thời gian
Hàm | Công dụng |
setDate() | Thiết lập lại ngày trong tháng của đối tượng ngày tháng |
setMonth() | Thiết lập lại tháng của đối tượng ngày tháng |
setFullYear() | Thiết lập lại năm của đối tượng ngày tháng |
setHours() | Thiết lập lại giờ của đối tượng ngày tháng |
setMinutes() | Thiết lập lại phút của đối tượng ngày tháng |
setSeconds() | Thiết lập lại giây của đối tượng ngày tháng |
setMilliseconds() | Thiết lập lại mili giây của đối tượng ngày tháng |
Ở bài này ta sẽ tìm hiểu về nhóm hàm Date Get trong JavaScript
2. Hàm getDay() trong JavaScript
Hàm getDay() trả về ngày trong tuần (hay còn gọi là Thứ) của đối tượng ngày tháng. Kết quả trả về sẽ có giá trị từ 0 – 6 trong đó thì:
- Chủ nhật : tính là 0
- Thứ 2 : tính là 1
- Thứ 3 : tính là 2
- …
Ví dụ:
var date = new Date(); var result = date.getDay(); document.write(result);
3. Hàm getDate() trong JavaScript
Hàm getDate() trả về ngày trong tháng của đối tượng ngày tháng. Kết quả trả về sẽ có giá trị từ khoảng 1 – 31 .
Ví dụ:
var date = new Date(); var result = date.getDate(); document.write(result);
4. Hàm getMonth() trong JavaScript
Hàm getMonth() trả về tháng của đối tượng ngày tháng. Kết quả trả về sẽ có giá trị từ 0 – 11 :
- Tháng 1 : trả về 0
- Tháng 2 : trả về 1
- Tháng 3 : trả về 2
- …
Ví dụ:
var date = new Date(); var result = date.getMonth(); document.write(result);
5. Hàm getFullYear() trong JavaScript
Hàm getFullYear() trả về năm của đối tượng ngày tháng. Kết quả trả về sẽ có giá trị nằm trong khoảng từ 1000 đến 9999.
Ví dụ:
<p id="demo"></p> <script> const d = new Date(); document.getElementById("demo").innerHTML = d.getFullYear(); </script>
6. Hàm getHour() trong JavaScript
Hàm getHours() trả về giờ của đối tượng ngày tháng. Kết quả trả về sẽ có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 23.
Ví dụ:
<p id="demo"></p> <script> const d = new Date(); document.getElementById("demo").innerHTML = d.getHours(); </script>
7. Hàm getMinutes() trong JavaScript
Hàm getMinutes() trả về phút của đối tượng ngày tháng. Kết quả trả về sẽ có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 59.
Ví dụ:
<p id="demo"></p> <script> const d = new Date(); document.getElementById("demo").innerHTML = d.getMinutes(); </script>
8. Hàm getSeconds trong JavaScript
Hàm getSeconds() trả về giây của đối tượng ngày tháng. Kết quả trả về sẽ có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 59.
Ví dụ:
<p id="demo"></p> <script> const d = new Date(); document.getElementById("demo").innerHTML = d.getSeconds(); </script>
9. Hàm getMilliSeconds() trong JavaScript
Hàm getMilliseconds() trả về mili giây của đối tượng ngày tháng. Kết quả trả về sẽ có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 999.
Ví dụ:
<p id="demo"></p> <script> const d = new Date(); document.getElementById("demo").innerHTML = d.getMilliseconds(); </script>
10. Hàm getTime() trong JavaScript
Hàm getTime() trả về tổng số mili giây từ thời điểm 01/01/1970 00:00:00 đến thời điểm của đối tượng ngày tháng (tính theo giờ tiêu chuẩn UTC)
Ví dụ:
<p id="demo"></p> <script> const d = new Date(); document.getElementById("demo").innerHTML = d.getTime(); </script>