1. Hàm array_push() trong PHP

Hàm array_push() trong PHP được sử dụng để thêm mới phần tử vào mảng. Cụ thể hàm array_push() sẽ giúp ta thêm một hay nhiều phần tử vào mảng với vị trị được thêm là vị trí cuối cùng của mảng. Có nghĩa là nếu mảng cũ của ta có 10 phần tử thì khi sử dụng hàm array_push() thêm một phần tử vào mảng thì phần tử được thêm mới này ở vị trí thứ 11.

Ta có thể sử dụng hàm array_push() để chèn bất kỳ số phần tử vào cho mảng. Thậm chí ta cũng có thể thêm một chuỗi hay các giá trị số. Độ dài của mảng sẽ tăng lên với số lượng phần tử ta thêm vào mảng. Các phương thức của hàm array_push() gần giống như hàm array() và cũng có tác dụng tương tự.

Ngay cả khi mảng của ta có các key dạng chuỗi, các phần tử được thêm vào của bạn sẽ luôn có các key dạng số.

2. Cú pháp của hàm array_push() trong PHP

Ta có cú pháp của hàm array_push() trong PHP là :

array_push($array, $val1, $val2, $val3....)

Trong đó :

  • $array : là mảng mà chúng ta sẽ thêm phần tử
  • $val1 , $val2 , $val3 : là những phần tử ta muốn thêm vào mảng $array . Nếu như ta muốn thêm nhiều phần tử vào mảng thì các phần tử này sẽ ngăn cách với nhau bởi đấu phẩy ( , )

Hàm này sẽ trả về một mảng mới với tất cả những giá trị được thêm vào nằm ở cuối của mảng.

Lưu ý

Nếu ta dùng hàm array_push() chỉ để thêm một phần tử vào mảng thì ta nên sử dụng $array[] =  bởi vì theo cách này ta sẽ không phải mất công gọi hàm

Ví dụ : thêm những phần tử mới vào mảng

<?php
$a=array("PHP","Java");
array_push($a,"Python","HTML");
echo '<pre>';
print_r($a);
?>

Kết quả

Array
(
    [0] => PHP
    [1] => Java
    [2] => Python
    [3] => HTML
)

Trong ví dụ này ta đã thêm mới hai phần tử là “Python”“HTML” vào mảng và vị trí được thêm chính là ở cuối của mảng ban đầu.

3. Ví dụ về hàm array_push() trong PHP

Ví dụ 1: thêm mới các phần tử vào mảng có key dạng chuỗi

<?php
$a=array("CSS","a"=>"PHP","b"=>"Java");
array_push($a,"Python","HTML");
echo '<pre>';
print_r($a);
?>

Kết quả

Array
(
    [0] => CSS
    [a] => PHP
    [b] => Java
    [1] => Python
    [2] => HTML
)

Ở đây ta thấy mảng ban ban đầu có những key dạng chuỗi. Khi ta thêm những phần tử mới vào chuỗi này thì những phần tử này sẽ mang key dạng số và được đánh số tăng dần bắt đầu với số tiếp theo sau key nằm trong mảng.

Ví dụ 2:

<?php 
$ele = array("PHP", "Python", "Java"); 
array_push($ele);
echo '<pre>';
print_r($ele); 
?>

Kết quả

Array
(
    [0] => PHP
    [1] => Python
    [2] => Java
)

Ở ví dụ này ta không thêm bất kỳ phần tử nào vào mảng ban đầu. Dù vậy sẽ không có bất kỳ lỗi nào được hiển thì ra và mảng vẫn sẽ được giữ nguyên như ban đầu.