1. Hàm array_pop() trong PHP

Hàm array_pop() trong PHP dùng để loại bỏ phần tử trong mảng. Chức năng của hàm này lại ngược lại với hàm array_pad() mà ta đã tìm hiểu ở bài trước. Hàm array_pop() sẽ loại bỏ phần tử cuối cùng trong mảng được chỉ định và trả về phần tử bị loại bỏ đó. Nếu như mảng là mảng rỗng hoặc giá trị truyền vào không phải là một mảng thì null sẽ được trả về. Nếu không sẽ trả về phần tử bị loại bỏ của mảng.

Hàm này sẽ đặt lại ( reset() ) lại con trỏ mảng của mảng đầu vào sau khi sử dụng. Hàm này được giới thiệu và sử dụng từ phiên bản PHP 4.0 .

2. Cú pháp hàm array_pop() trong PHP

Ta có cú pháp hàm array_pop() trong PHP là :

array_pop(array)

Trong đó array là mảng truyền vào để thao tác. Đây là tham số bắt buộc phải có khi sử dụng hàm. Hàm cũng chỉ nhận một tham số duy nhất này. Hàm này trả về phần tử cuối cùng của mảng. Nếu mảng trống hoặc tham số đầu vào không phải là một mảng, thì null được trả về.

Ví dụ: xóa phần tử cuối cùng của một mảng

<?php
$a=array("PHP","Java","Python");
array_pop($a);
print_r($a);
?>

Kết quả

Array ( [0] => PHP [1] => Java )

Với mảng $a cho trước sau khi ta truyền nó vào hàm array_pop() thì mảng này đã bị loại bỏ đi phần tử cuối cùng, kích thước giảm đi một và kết quả của mảng sau khi sử dụng với hàm array_pop() được hiển thị như trên.

3. Ví dụ về hàm array_pop() trong PHP

Ví dụ 1:

<?php  
$sports= array("1"=>"Python", "2"=>"Java", "3"=>"PHP");  
array_pop($sports);  
print_r($sports);  
?>

Kết quả

Array ( [1] => Python [2] => Java )

Ví dụ 2:

<?php  
$a = "laptrinhtudau";
array_pop($a);  
print_r($a);  
?>

Kết quả

laptrinhtudau

Nếu như giá trị truyền vào hàm array_pop() không phải là một mảng thì sẽ không có bất kỳ một thao tác nào được thực hiện.

Ví dụ 3:

<?php
$arr = array(24, 48, 95, 100, 120);

print_r("Phần tử được xóa là: ");
echo array_pop($arr);

echo '<br>';
print_r("Sau khi xóa phần tử cuối cùng, mảng mới là: ");
print_r($arr);
?>

Kết quả

Phần tử được xóa là: 120
Sau khi xóa phần tử cuối cùng, mảng mới là: Array ( [0] => 24 [1] => 48 [2] => 95 [3] => 100 )